Lượt thăm:239933590   Đang Online: 710

Số lượt xem: 3030
Gửi lúc 21:03' 30/10/2011
Nơi lần đầu Mẫu Liễu giáng sinh!

Có một sự thật đáng ngạc nhiên là, trong thực tế lịch sử nhiều trãm năm qua, đã và đang hiện tồn một địa chỉ vốn được cộng đồng “xác nhận” là nơi giáng sinh đầu tiên của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nơi từng có vai trò như một trung tâm khởi phát cho tín ngưỡng phụng thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam, được biết bao thế hệ người dân địa phương đổ nhiều công sức bảo vệ, lưu tồn nguồn di sản văn hóa quý báu này, thì dường như hầu hết các nhà khoa học xưa - nay lại lãng quên hoặc may chăng chỉ nhắc qua bóng dáng di sản từ địa chỉ này một cách sơ sài, chiếu lệ?

Địa danh mang tên Vỉ Nhuế (thôn Quảng Nạp), xã Yên Đồng, nơi Mẫu Liễu Hạnh - Phủ Quảng Cung đệ nhất giáng sinh. Địa danh này, theo sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu, trong quyển 5 do Bùi Quỹ biên soạn, vốn từ xa xưa đã thuộc đất Nam Giao, đến thời Trần thuộc lộ Thiên Trường; sang thời Lê thuộc phủ Nghĩa Hưng và sau đó thuộc vào vùng đất mang địa danh Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Truyền thuyết dân gian kể về sự tích giáng sinh nhiều lần của Mẫu Liễu Hạnh được lưu truyền ở nhiều làng quê vùng châu thổ Bắc Bộ từ nhiều thế kỷ nay. Lần theo nội dung truyện kể, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được giáng sinh lần thứ nhất vào ngày mùng 6 tháng 3 năm 1434 trong vỏ bọc của cuộc đầu thai làm con gái họ Phạm ở thôn Quảng Nạp, xã Trần Xá (năm Thiệu Bình, triều vua Lê Thái Tông) và hóa năm 1473, niên hiệu Hồng Đức thứ tư – 1473.

Theo truyền ngôn, sau khi sinh ra và lớn lên, Phạm Tiên Nga là người rất mực hiếu nghĩa với cha mẹ cùng dân làng. Trong chặng giáng sinh đầu tiên này, Mẫu Tiên Nga mang vẻ thuần phác, nhân đức của một người con nhân hiếu, người phụ nữ đôn hậu, chuyên tâm chăm lo báo hiếu cha mẹ và giúp đỡ láng giềng.

Khuôn mẫu nhân đức là nội dung trung tâm để dân gian ngợi ca và xây đắp cho biểu tượng tâm linh của mình. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ nhất tạo xây cơ sở cho một khuôn mẫu được ngưỡng vọng từ cộng đồng, làm đà cho sự mở rộng tính cách và những ứng xử xã hội viên mãn cho biểu tượng Mẫu thông tuệ, đầy sức mạnh, quyền uy và kiệt xuất ở những lần luân hồi tiếp theo.

Câu chuyện giáng sinh và chặng đời hiện trần lần thứ nhất của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã được ghi lại trong một số tư liệu thành văn và chạm khắc vào một số bi ký ở các địa điểm phụng thờ. Riêng thời gian giáng sinh giữa lần thứ nhất và thứ hai là tròn một thế kỷ với sự biến động dữ dội của đời sống sinh hoạt văn hóa xã hội thời Hậu Lê.

Điều đó cho thấy, cần có sự nhận diện một cách hệ thống quá trình hình thành và diễn trình tồn tại của loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng bản địa tiêu biểu bậc nhất trong đời sống văn hóa xã hội người Việt qua nhiều thế kỷ - mà nhân vật được tôn thờ cũng như đại diện phản ánh sự vật lộn và tiếp biến khuôn dạng Thánh Mẫu, từ tên gọi (Tiên Nga lần thứ nhất, Giáng Tiên lần thứ hai, Liễu Hạnh lần thứ ba) đến phong cách, tài năng, đức độ, thù tạc, giao tranh…qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Cũng lần theo các văn bản thành văn (vốn được ghi lại từ truyền thuyết dân gian), vào năm Quý Tị (1473), niên hiệu Hồng Đức đời thứ tư (Lê Thánh Tông), ngày 30 tháng 2, Phạm Thị Tiên Nga - tức Liễu Hạnh hóa - về Thượng giới, người dân vùng Quảng Nạp nhớ ơn đức hạnh của bà đã cùng nhau xây đền miếu Vỉ Nhuế, ngày đêm phụng thờ và tôn làm phúc thần.

Cũng vào thời điểm này, Vua Lê đã có sắc chiếu phong Thần và cho dân mở rộng, tôn tạo nơi thờ tự này thành Phủ Quảng Cung nguy nga, tráng lệ để phụng thờ Tiên nữ. Hiện tại Phủ Quảng Cung đang lưu đôi câu đối ghi nhận sự việc này: “Hồng Đức tứ niên sơ lập miếu; Duy Tân ngũ tuế xưởng linh từ”- Nghĩa là: Năm thứ tư niên hiệu Hồng Đức (1473) lập miếu thờ; Năm thứ năm niên hiệu Duy Tân (1911) sửa lại đền thiêng. Như vậy là, Phủ Quảng Cung, mà người dân quen gọi là Phủ Nấp, đã được xây dựng cách ngày nay 6 thế kỷ, và trải qua nhiều lần trùng tu, đại tu tôn tạo.

Các bậc cao niên trong làng còn nhớ rõ, trước Cách mạng tháng Tám (1945), Phủ Quảng Cung vẫn còn là một nơi thờ tự vào loại đẹp và bề thế nhất vùng, tọa lạc trên một địa thế cao rộng, thoáng mát, vị trí không gian chính cung tương ứng với khu vực cung Đệ Nhị hiện nay. Phía trước và phía sau đều có giếng nước xây gạch cổ bao bọc và hồ sen rộng thơm ngát quanh năm. Từ đây, hướng ra phía Nam có sông kề trước mặt, xung quanh ruộng đồng rộng thẳng cánh cò bay.

Theo các bậc cao niên kể lại: Trước Cách mạng, Phủ vẫn còn, mang dáng dấp cổ xưa. Các dãy nhà thờ tự kiến trúc đồ hình chữ Đinh quen thuộc. Từ vòm cổng Tam quan đi vào là gian Tiền đường rộng rãi,nối liền là cung Đệ Tam với Ban thờ Công đồng Tứ Phủ và cung Đệ Nhị với 3 ban thờ Ngọc Hoàng-chính giữa, Vương phụ, Vương Mẫu - bên Tả, và bên hữu thờ Tam tòa Thánh Mẫu; liền sau là tòa Hậu cung uy nghi với 3 cung có tường ngăn cách. Phía trong cùng là Cấm cung, nơi đặt tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Không phải ngẫu nhiên mà, các triều đại từ Hậu Lê cho đến Nguyễn (Quang Trung) và các vua Nguyễn sau này, đều nhiều lần cấp sắc phong, ban tặng Thánh Mẫu Liễu Hạnh những danh hiệu cao quý.

Theo Quảng Cung linh từ phả ký do Tiến sĩ Vũ Huy Trác (Triều Lê Cảnh Hưng) cung soạn, sau được Khiếu Năng Tĩnh bổ soạn, thì cho đến năm 1871, Phủ Quảng Cung đã nhận được 23 Đạo sắc phong, sớm nhất là từ niên hiệu Hoằng Định (1601) thời Lê Kính Tông (1600-1619); nhưng hiện đến năm 1962, khi kiểm kê chỉ còn 4 đạo sắc phong của triều Minh Mệnh, Khải Định.

Nhìn vào thực trạng, “Di sản” gắn với địa danh thờ tự Quảng Cung này, về gốc tích/dấu tích dù không còn nhiều, nhưng cũng đủ cho việc nhận diện một địa chỉ phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Đệ nhất giáng sinh, về một nơi chốn có vị thế địa – văn hóa độc đáo của sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng vào tâm thức dân chúng đông đảo trong cộng đồng xã hội, trên tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển.

Bên cạnh ý thức gìn giữ, ngưỡng vọng tô đắp biểu tượng cho khuôn mẫu đạo lý, nhân cách người Việt của dân chúng trong vòng sáu thế kỷ qua, còn là sự quan tâm, ngưỡng mộ của nhiều thế hệ các bậc đế vương, các quan đại thần, các nhà khoa bảng, danh sĩ với những lời tán dương, tri ân sâu sắc về một nhân vật vừa mang tính lịch sử vừa mang tính huyền thoại và chứa ẩn trong đó không ít những vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp, mà cho đến nay vẫn khó/hoặc chưa thể hiểu biết cặn kẽ, giải mã được.

Trải qua sự đứt quãng do phá dỡ, chiến tranh loạn lạc, do cấm đoán qua nhiều chục năm của chính quyền sở tại, sự hiện hình phục dựng di tích Quảng Cung hiện nay, nhờ vào công sức và niềm tin của muôn dân, đã là minh chứng rõ nét nhất cho giá trị và sức hút tự nhiên của một Chủ điện thờ, trên mảnh đất địa linh nhân kiệt Sơn Nam Hạ


Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2