Lượt thăm:239938230   Đang Online: 1100

Cuộc sống quanh ta » Âm nhạc - Văn học »


Số lượt xem: 5675
Gửi lúc 01:28' 24/10/2011
Chuyện làng Rắn
Qua thị trấn Gia Lâm chừng hai cây số, theo đường số 1 rẽ phải cũng chừng hơn một cây số nữa, ta vào làng “rắn” (làng Lệ Mật). Giữa làng là ngôi đình phong quan Có kiến trúc truyền thống đường bệ, cây cối xanh tươi. Nơi đây thờ người thanh niên họ Hoàng làm nghề bắt rắn, đã Có công chém được rắn quái nửa rắn nửa thuồng luồng, cứu công chúa họ Lý. Thành Hoàng họ Hoàng được coi như ông tổ nghề bắt và nuôi rắn cả vùng.

 

Nơi đây, xưa kia sông nước ngang dọc, lại là vùng ven sông của con sông Hồng đậm một màu truyền thuyết “Sơn tinh - Thuỷ tinh”. Chúng ta thường thấy một số người mang các rổ, lồng, bị Cói...đi bán rắn khắp các phố phường Hà Nội và cả những nơi xa hơn. Họ ăn mặc đủ kiểu, vừa có vẻ thôn làng vừa theo thời đại. Có thể là họ mặc quần nâu nhưng lại khoác một cái va rơi dã chiến, quần áo bộ đội cũ hoặc quần bò họ đội đủ mọi loại mũ, nón. Nghĩa là tiện cái gì dùng cái nấy. Nhưng nói không, họ đều có một dáng dấp giang hồ phiêu bạt.

 

Của cải của họ chỉ có chừng vài chục con rắn các loại. Phần lớn họ nghèo nhưng cá biệt có vài người rết giàu. Họ thích đi để giao du, để nhìn thế sự. Họ dừng chân chốc lát ở một chỗ nào đó, bầy những cặp rắn ra biểu diễn một vài động tác điều khiển rắn, rút rắn ra khỏi lồng, xếp đặt chúng thành bộ rồi lại cho vào lồng. Họ giải thích về phương pháp ngâm rượu rắn và trả lời những câu hỏi tò mò của quân chúng vây xung quanh họ về thế giới của các loài rắn bất trị, việc săn bắt và nuôi rắn. Họ chú ý giải thích về công dụng của rượu ngâm rắn và các món ăn về rắn. Họ ca ngợi rượu rắn là “kiện năm tửu”, là loại rượu của những người đàn ông khoẻ mạnh, là thần dược tráng dương bổ thận rất cần thiết cho những “con gà sống đoảng” .

 

Trong khi mua bán, khách mua và chủ bán có thầm thì to nhỏ với nhau đôi điều. Lúc này, chủ bán rắn trở nên một ông lang chữa bệnh cao tay. Họ là ai? Đó là những người bắt rắn và nuôi rắn ở làng Lệ Mật. Cũng có một số ít là những người ở Cáo Đinh, ven Hồ Tây. Họ thuộc những trường phái khác nhau. Tuy vậy, Có chung một nguồn gốc là làng Lệ Mật. Nghề bắt rắn ở làng Lệ Mật được truyền lại qua các gia đình tộc họ và được giữ bí mật, gần đây nhất là 6 đời với họ Nguyễn, Trần và một số gia đình khác. Nếu chỉ bắt và nuôi rắn rồi đi bán ở một nơi: gọi là kiểu tài tử thì sẽ không trở nên giàu Có được.

 

 Có một số người trong số 20 gia đình nuôi rắn đã tiến lên làm ăn mới hơn. Họ mua thêm rắn ở khắp nơi mang tới, nuôi hàng tấn rắn, chế biến các món ăn từ rắn, thuộc da rắn, lấy nọc, ướp rượu rắn. Họ đã giàu có lên nhanh chóng như có phép lạ. Vì họ có trong tay những món hàng độc đáo, bán cho khách sạn hoặc dịch vụ đặc sản trong nước hoặc xuất khẩu cho Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Ông, Singapore...

 

Họ làm việc khai thác nọc rắn bằng cách chiết xuất, chế bột khô để xuất khẩu. Nọc rắn là vàng trắng. Thực ra nó còn đắt và quý hơn vàng. Nó chữa được nhiều căn bệnh nan y và những căn bệnh về xương cốt, về tính dục.. Trên các sân bóng đá quốc tế, thỉnh thoảng ta thấy một, hai cầu thủ bị ngã xuống vì đau xương, sát cốt, lập tức Có một thầy thuốc mang túi cấp cứu đến, bơm vào vết thương một vài luồng bột trắng.

 

Thế rồi, người cầu thủ bị thương liền đứng dậy tiếp tục vào sân. Luồng bột trắng tung lên như sương mù được bơm vào vết thương đó, Có một thành phần rất cao là nọc rắn. Không phải bỗng dưng mà y học thế giới lấy biểu trưng là hình ảnh một con rắn vươn mình, thè lưỡi. Điều đó nói lên sự kỳ diệu của rắn trong việc trị bệnh cho loài người. Người làng Lệ Mật rất chú trọng đến việc lấy nọc rắn. Nọc rắn nói chung là loại tinh dược tuyệt vời. Nhưng mỗi lần rắn lột xác để trở lại thanh xuân là lúc lấy được nọc rắn ở dạng “siêu” nhất.

 

Lấy được bao nhiêu nọc rắn là lấy được bấy nhiêu vàng. Người bắt rắn phải nhanh biết ngay loại nào độc, loại nào không độc. Tóm vào con rắn, nghệ nhân động chạm ngay vào nơi bộ phận sinh dục của rắn đực và rắn cái hoặc vào “ti” của rắn cái là đã làm cho rấn trở nên đờ đẫn, chẳng khác gì một con lươn. Những khi bị rắn cắn, người bắt rắn day vào vết cắn một chút lá giã nát thấm nhựa hoặc chấm vào một chút thuốc nước đựng trong cái lọ con buộc bên thắt lưng. Công thức, thành phần lá và thuốc trị rắn cắn được giữ bí mật tuyệt đối theo một lời thề truyền lại từ những đời trước.

 

Bà Mùi, 85 tuổi và con dâu bà, 45 tuổi làm nghề bắt rắn ở ven Hồ Tây không áp dụng kiểu thuốc và lá trị rắn cắn như ở làng Lệ Mật. Lúc nào bà cũng nhai trầu bỏm bẻm. Trong những miếng trầu của bà có hai ba loại lá thiêng. Khi rắn cắn bà chỉ cần quyệt bã trầu lên chỗ rắn cắn là xong. Chẳng cần bận lòng gì nữa, lại tiếp tục đi bắt những con rắn khác. Đã được bôi thuốc hoặc bịt lá vào vết thương, người bị rắn cắn thấy như bị ong châm. Người bị rắn cắn mà không chết vì đã có thuốc tri, cũng có nghĩa là đã được tiêm vào mình những chất có lợi cho sức khỏe và được tăng sức đề kháng với một số bệnh tật. Họ hàng nhà rắn nhiều vô kể.

 

Ở Việt Nam có chừng trên 100 loài rắn. Ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung thường thấy xuất hiện các loại như: hổ mang, hổ mang bành, hổ mang trì, cạp nong, cạp nia, ráo, cặp hoa, mắt kính, rắn ma, rắn nước... Chúng Có tác dụng lớn cho đồng lúa vì rắn rất tích cực bắt chuột, ăn chuột. Người ta cho rằng, nếu không có rắn và họ hàng nhà rắn thì mỗi vụ chuột sẽ phá hết chừng một phần tư mùa màng. Xương rắn nấu cao, mật rắn chữa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Mỡ rắn chữa các bệnh về xương, khớp gân.

 

Thịt rắn chế được nhiều món ăn ngon và bổ. Da rắn thuộc kỹ đắt gấp gần 10 lần da lươn. Rắn ngâm rượu có thể là ngũ xà (5 con), có thể là tam xà (3 con). Trong hai loại rượu rắn này có thể ngâm thêm một con bìm bịp, là loài chim chuyên ăn rắn và “chim” rắn kèm dịch hoàn ngâm rượu. Những loại rượu ngâm này uống vào là linh dược tráng dương bổ thận. Chính vì vậy chúng được coi là: hạnh phúc tửu, trường sinh tửu, cải lão hoàn đồng tửu, tương tư tửu...

 

Chúng là món hàng được nhiều người ưa chuộng và đặc biệt hấp dẫn với thị trường nước ngoài. Khả năng xuất khẩu của chúng rất lớn. Ngày 15-10-1993, ba vị khách Trung Quốc đã đến thăm làng Lệ Mật. Họ được thưởng thức các món ăn từ rắn và uống đủ loại rượu rắn. Tối về, họ tiếp tục uống rượu rắn vì họ mua về nhiều. Phần để uống ở Hà Nội, phần xách cữu kịt về quê. Sáng sớm ngày hôm sau, ai cũng đồng thanh báo cho nhà báo biết: “Hiệu quả! Hiệu quả! “. Câu nói dõng dạc và vui vẻ ấy cũng có mang theo ẩn ý, kèm theo những nụ cười rất “trần gian” .

 

Như vậy, cái kho tài nguyên rắn của ta thật phong phú và quý giá. Người ta đua nhau bắt rắn, nuôi rắn với quy mô lớn hơn của tư nhân, hợp tác xã cũng như quốc doanh dân sự và quân sự. Nó kéo theo việc sản xuất một loại hàng hoá đặc biệt như một ngành nghề kinh doanh. ở Lệ Mật đã có một số cơ sở đã đi vào việc kinh doanh kiểu mới. Rắn ăn rất ít, chúng ăn Cóc, nhái, ếch và chuột. Một con rắn dài chừng lm50, ăn một con cóc có thể no được ba tháng. Nhà nuôi rắn có chừng 10 cái bể xi măng, mỗi bể chứa được 2-3 tạ rắn.

 

Lại có mấy cái động cho rắn chui ra, chui vào như cuộc sống tự nhiên của chúng và mấy khung gỗ có nóc cho rắn nghỉ. Hiện nay, việc kinh doanh rắn đang được tiến hành rầm rộ ở Lệ Mật. Nhiều gia đình và cơ sở sản xuất giàu lên nhanh chóng. Với làng rắn, con rắn là con vật linh thiêng. Người ta nhắc nhiều đến huyền thoại về rắn. Nào rắn hóa thành cô gái đẹp, rắn thần Có nhiều phép, rắn con vua Thủy Tề giúp đỡ mùa màng, rắn thần ở sông Chanh, rắn báo thù, rắn trả ơn, rắn mở kho vàng cho làng Lệ Mật trung hậu ... Rắn đã mở kho vàng cho làng Lệ Mật. Làng rắn đang đi lên cuộc sống phồn vinh. Khách hàng trong nước và nước ngoài tấp nập đến với làng rắn. Làng rắn sẽ còn đi xa hơn nưa...


Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2