Lượt thăm:240668020   Đang Online: 710

Số lượt xem: 2472
Gửi lúc 13:19' 28/06/2011
Không quản phí dịch vụ chung cư
Xung quanh chuyện loạn phí dịch vụ chung cư , theo ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cơ bản nhà nước không can thiệp, cũng không quản phí dịch vụ chung cư. Tuy nhiên, thu phí cao hay thấp phải có sự thỏa thuận giữa hai bên.

 

            Phí dịch vụ Keangnam đắt nhất Hà Nội

Hiện phí dịch vụ tại các khu đô thị mới, chung cư cao cấp khá đắt đỏ, chưa kể mỗi nơi một giá. Điều này trái quy định của UBND TP Hà Nội?

Họ thu như vậy, muốn biết đúng hay sai thì phải xem xét đến hợp đồng. Hợp đồng dân sự giữa người mua và người bán nếu có vấn đề gì thì mời nhau ra tòa. Còn thành phố chỉ quy định phí trông xe trên địa bàn Hà Nội đối với nhà có mái che thì ngần này tiền, để ngoài không mái che thì ngần này tiền, qua một đêm, một tháng, một giờ thì được thu bao nhiêu… Chủ đầu tư phải thực hiện dựa trên nguyên tắc chung ấy.

Ví dụ về phí gửi xe, nếu chủ đầu tư xây dựng tầng hầm không tính vào giá thành bán căn hộ thì phí gửi xe sẽ bao gồm cả phí trông xe và bãi xe. Còn nếu tầng hầm đã được tính vào giá bán căn hộ thì người dân chỉ phải trả chi phí trông xe. Nhưng nếu dịch vụ trông xe tốt như có camera giám sát, còi báo tín hiệu xe vào, ra, thậm chí có bảo hiểm nếu tầng hầm ngập nước… thì chi phí gửi xe cũng phải cao hơn những nơi không có dịch vụ kiểu đó. Khi đó, giá thuê do hai bên thoả thuận. Nên ta phải soi cụ thể từ hợp đồng mới biết chủ đầu tư đúng hay sai.

Trong quyết định số 08/2008 của Bộ Xây dựng có quy định rất rõ việc thu phí do Ban quản trị tòa nhà thu, nhưng tại các chung cư cao cấp hiện nay, chủ đầu tư vẫn tự ý thu phí dịch vụ?

Trong Quyết định 08 có quy định, nếu 80% hộ dân đến ở thì thành lập Ban quản trị chung cư do chủ đầu tư đứng ra tổ chức họp để bầu. Ban quản trị chung cư trong Quyết định 08 quy định quyền hạn rất lớn nhưng Ban quản trị chung cư thường là những người hưu trí mà quản lý nhà chung cư thì cần một đội ngũ có nghề nghiệp để làm.

Tôi vừa đi tham quan một số chung cư ở TPHCM cùng các liên ngành Hà Nội như: Sở Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư… Một số chung cư cũng giao Ban quản trị nhưng cuối cùng Ban quản trị phải bỏ của chạy lấy người. Số tiền thu của dân không đủ nên hệ thống nước hỏng, máy bơm hỏng gọi rất lâu mới có người đến sửa, phí bảo dưỡng thang máy, cắt tỉa cây xanh còn nợ tiền không trả… Cuối cùng lại quay lại giao cho chủ đầu tư.

 

                          Ông Nguyễn Quốc Tuấn

Ông muốn nói Quyết định 08 không phù hợp với thực tế?

Thành phố Hà Nội đã góp ý nhiều lần chỉnh sửa Quyết định 08. Quyết định 08 rất tiến bộ nhưng lại tiến bộ quá, chưa phù hợp với mức độ phát triển chung cư của mình. Vì vậy, cần được sửa đổi để phù hợp với thực tế.

Để tránh bất đồng về phí gửi xe tại chung cư cao cấp giữa chủ đầu tư và người dân thì đâu là biện pháp tối ưu?

Ở bên Trung Quốc có cách làm rất hay, khi làm nhà chung cư, chủ đầu tư bán luôn diện tích để xe theo thời hạn bán căn hộ. Ví dụ anh mua căn hộ 120m2 thì có quyền mua hay không mua diện tích để xe ở dưới tầng hầm. Anh mua thì thuộc sở hữu của anh và được chuyển nhượng trong vòng 70 năm.

Chỗ để xe của anh có kí hiệu căn hộ số bao nhiêu. Nhưng đấy là mua chỗ thôi, còn khi để xe vẫn phải trả tiền trông. Nhưng nếu anh không có xe ô tô thì có thể bán lại cho người khác. Ở Hà Nội có nhiều chung cư cũng áp dụng hình thức bán chỗ nhưng vẫn chưa được dân ủng hộ.

Theo tôi, chung cư cao cấp nếu sở hữu tầng hầm thuộc chủ đầu tư thì bán chỗ để xe là hình thức văn minh nhất. Phí gửi xe thành phố đã quy định nhưng có thỏa thuận nào khác như: sẽ trông xe tốt hơn, có kiểm tra, bảo hiểm… thì giá đắt hơn là bình thường.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2