Lượt thăm:239917660   Đang Online: 780

Số lượt xem: 3217
Gửi lúc 10:53' 23/12/2011
Nên đấu thầu giá dịch vụ nhà chung cư

Đơn vị nào đưa ra dịch vụ tốt, giá thấp nhất thì trúng thầu. Như vậy người dân mới được hưởng lợi. Thực tế cho thấy giữa chủ đầu tư, đơn vị cung cấp dịch vụ và cư dân chung cư đã xảy ra không ít bất đồng.

“Chúng tôi sẽ xem xét ý kiến của Sở Xây dựng TP.HCM, đồng thời cũng lắng nghe ý kiến từ phía người dân và doanh nghiệp. Nhưng khác với TP.HCM, Hà Nội vẫn cho rằng cần phải có mức trần về giá dịch vụ chung cư” - ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết khi đề cập đến đề xuất bỏ mức trần giá dịch vụ nhà chung cư của Sở Xây dựng TP.HCM

Chủ đầu tư dễ “bóp” người dân

Quy định hiện hành không bắt buộc chủ đầu tư phải quản lý tòa nhà nhưng thực tế hầu hết chủ đầu tư đều muốn được quản. Nếu không có lời lãi gì ở đó thì họ “ôm” làm gì?

Ông NGUYỄN TRỌNG NINH, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

Theo ông Ninh, đã là quan hệ dân sự thì các bên: người dân và chủ đầu tư, đơn vị làm dịch vụ phải bình đẳng. Nhưng hiện nay các chủ đầu tư thường sở hữu những diện tích quan trọng như tầng hầm để xe... (họ đầu tư riêng, không tính vào giá thành căn hộ - PV), không chịu bàn giao chung cư cho ban quản trị để nắm quyền làm dịch vụ. Như vậy làm sao có quan hệ bình đẳng trong việc lựa chọn giá dịch vụ?

“Thực tế cho thấy giữa chủ đầu tư, đơn vị cung cấp dịch vụ và cư dân chung cư đã xảy ra không ít bất đồng. Ở Hà Nội điển hình là các chung cư Keangnam, Ciputra… Giàu như cư dân Keangnam mà còn không chịu nổi giá dịch vụ do chủ đầu tư đưa ra (khoảng 17.000 đồng/m2/tháng). Những ai không đóng thì bị cắt dịch vụ ngay” - ông Ninh dẫn chứng.

Cũng theo ông Ninh, chủ đầu tư, doanh nghiệp làm dịch vụ thường thích không bị quản lý về giá dịch vụ. Nhưng với sự bất bình đẳng như đã nói ở trên, nếu không quy định giá trần cho dịch vụ nhà chung cư thì chủ đầu tư dễ “bóp” cư dân. Còn nếu muốn thả giá dịch vụ chung cư theo thị trường thì ban quản trị phải tổ chức đấu thầu. Đơn vị nào đưa ra dịch vụ tốt, giá thấp nhất sẽ trúng thầu. Như vậy mới công bằng, mới đúng là thị trường, người dân mới được hưởng lợi.

“Muốn làm được vậy, chủ đầu tư phải giao lại toàn bộ tòa nhà cho người dân. Người dân muốn thuê ai làm dịch vụ là quyền của họ. Ở Trung Quốc, khi xây xong một chung cư, cộng đồng cư dân ở đó sẽ tổ chức đấu thầu dịch vụ. Ở ta chưa làm được thế thì vẫn phải quản giá dịch vụ nhà chung cư để bảo vệ quyền lợi cho người dân” - ông Ninh nói.

Có thể thỏa thuận riêng

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội, khẳng định: “Việc đưa ra mức giá trần cho nhà chung cư là cần thiết, bởi điều này trước tiên bảo vệ quyền lợi cho người dân sống trong chung cư”.

Theo ông Tuấn, khi làm kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, với bảng giá dịch vụ chung cư do địa phương ban hành, đơn vị cung cấp dịch vụ không thể tùy tiện tăng giá. “Khi chủ đầu tư đưa ra giá dịch vụ cao nhưng người dân không chịu, họ có quyền tạm đóng tiền dịch vụ theo mức giá trần đó cho đến khi tranh chấp được giải quyết” - ông Tuấn giải thích.

Để ban hành quy định về giá dịch vụ chung cư mới đây (giá trần 4.000 đồng/m2/tháng), Hà Nội đã tham khảo giá tại nhiều chung cư, trong đó có cả ở TP.HCM. Mức giá trên chỉ áp dụng trong một năm. Khi giá cả có biến động nhiều, TP sẽ ban hành mức giá mới trước thời hạn cho phù hợp thực tế.

“Ngoài gói dịch vụ khá đầy đủ với mức giá như trên, khi có thêm các dịch vụ khác, đơn vị làm dịch vụ và người dân có thể thỏa thuận một mức giá hợp lý. Như vậy vẫn có sự thỏa thuận giữa các bên, vẫn là quan hệ dân sự” - ông Tuấn lý giải.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2